Di sản Đỗ Quyên Pháp
Giới thiệu chung

Nghệ nhân - Nguyễn Tuấn Anh

Với những tác phẩm Bonsai Đỗ Quyên Pháp hàng trăm năm tuổi điển hình là “Vạn Cổ Hoa Lâm” 130 năm tuổi (1893-2023), do chính tay nghệ nhân tạo tác được Viện Sáng Tạo Độc Bản Việt Nam – Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam, Công nhận “Độc Bản Việt Nam” - Năm 2023

Lịch Sử và Nguồn Gốc Hoa Đỗ Quyên Pháp tại Đà Lạt

Nghệ nhân Nguyễn Tuấn Anh với sư đam mêm với loài hòa Đỗ Quyên, đã tạo nên một bộ sưu tập di sản hoa Đỗ Quyên pháp cực kỳ giá trị để nhằm mục đích thưởng thức và trao đổi với bạn bè gần xa có cùng đam mê.

Đỗ Quyên Pháp
(Rhododendron – Azalée)

Lịch Sử và Nguồn Gốc Hoa Đỗ Quyên Pháp tại Đà Lạt

Đà Lạt, thành phố mộng mơ trên cao nguyên Lâm Viên, từ lâu đã được biết đến không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi sừ phong phú của các loài hoa, trong đó nổi bật là hoa Đố Quyên.

Hoa Đỗ Quyên Pháp một biểu tượng của sự tinh tế tinh tế và quý phái, có một lịch sử lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.

di-san-hoa-do-quyen-phap-da-lat-31

Nguồn Gốc Hoa Đỗ Quyên Pháp Tại Đà Lạt

Hoa Đỗ Quyên có nguồn gốc từ các khu vực miền núi châu Á. Tại Nhật Bản, hoa Đỗ Quyên được xem như là quốc hoa và được trồng khắp mọi nơi.

Nhưng loài Đỗ Quyên Pháp (Rhododendron – Azalée) được đưa vào Việt Nam bởi người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Khi Bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên vào năm 1893, Đà Lạt dần trở thành một địa điểm lý tưởng cho người Pháp xây dựng các khu nghỉ dưỡng và dinh thự hoa Đỗ Quyên Pháp bắt đầu trồng tại Đà Lạt vào thời điểm này.

Vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20, khi Đà Lạt bắt đầu phát triển thành một khu nghỉ dưỡn nổi tiếng, người Pháp đã tiếp tục mang theo những loài cây hoa yêu thích của họ từ quê hương, bao gồm cả hoa Đỗ Quyên Pháp các màu sắc khác nhau (đỏ, hồng, tím, cam và trắng).

Những bông hoa Đỗ Quyên Pháp xinh đẹp này nhanh chóng thích nghi với khí hậu ôn đới của Đà Lạt và bắt đầu nở rộ trong các khu vườn của những dinh thự Pháp, góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho thành phố

Tác phẩm Bonsai Đỗ Quyên Pháp “Song Thụ Long Vân” 130 năm tuổi (1983-2023), do
Nghệ Nhân Dương Quý Sỹ tạo tác được Viện Sáng Tạo Độc Bản Việt Nam – Trung Ương
Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam, Công nhận “Độc Bản Việt Nam” năm 2023.
Tác phẩm Bonsai Đỗ Quyên Pháp “Song Thụ Long Vân” 130 năm tuổi (1893-2023), do Nghệ Nhân Dương Quý Sỹ tạo tác được Viện Sáng Tạo Độc Bản Việt Nam – Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam, Công nhận “Độc Bản Việt Nam” năm 2023.

Hoa Đỗ Quyên Pháp Tại Các Dinh Thự Pháp ở Đà Lạt

Các dinh thự Pháp, với kiến trúc cổ điển và thanh lịch, đã trở thành những biểu tượng văn hóa của Đà Lạt.

Nổi bật trong số đó là Dinh Bảo Đại, Dinh I, Dinh II, và Dinh III, nơi từng là các khu nghỉ dưỡng của người Pháp thời thuộc địa và gịạ đình hoàng tộc của Cựu Hoàng thất sủng Bảo Đại.

Trong khuôn viên của các dinh thự này, hoa Đỗ Quyên Pháp được trồng để trang trí và làm đẹp hoa quyện cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi mát của Đà Lạt.

Hoa Đỗ Quyên Pháp không chỉ là một phần của cảnh quan mà còn mang ý nghĩa văn hóa, thế hiện sự giao thoa giữa kiến trúc Pháp và thiên nhiên Việt Nam.

Những bụi Đỗ Quyên nở rộ với sắc Hồng, Đỏ, Tím, Cam, Trắng rực rỡ đã tô điểm cho các dinh thự , tạo nên một không gian đầy thơ mộng và lãng mạn.

di-san-hoa-do-quyen-phap-da-lat-dinh-thu-phap

Đà Lạt – Thành phố Hoa Đỗ Quyên Pháp – Thành Phố Di Sản Âm Nhạc của UNESCO

Bên cạnh loài hoa Đỗ Quyên Pháp xinh đẹp với tên gọi rất thơ mộng và mang giá trị di sản của địa phương Đà Lạt – gắn liền với lịch sử hình thành và với tên gọi “Thành phố Ngàn hoa” (Ville des Fleurs/Flowers City) hay “Tiểu Paris” (Petit Paris/Litle Paris).

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2023, Đà Lạt đã được UNESCO công nhận là “Thành Phố Sáng Tạo Lĩnh Vực Âm Nhạc”, một vinh dự lớn cho thành phố mù sương.

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với vế đẹp tự nhiên và kiến trúc lịch sử thời thuộc địa với những địa danh, như Lycée Yersin (Trường Cao đẳng sư phạm – hiện nay là Cao đẳng Đà Lạt), Domaine de Marie (Nhà thờ Domain), Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari (Nhà thờ Con Gà), mà còn có một loài hoa Đố Quyên Pháp kiêu kỳ, những cây Bonsai Đỗ Quyên Pháp quý hiếm, độc bảnn, có tuổi đời hàng trăm năm được các nghệ nhân địa phương tạo nên những tác phẩm bonsai tuyệt tác.

Đà Lạt cũng còn là một trung tâm văn hóa với nhiều hoạt động âm nhạc và nghệ thuật độc đáo (Nhạc cồng chiêng Dân tộc, Cà phê Âm nhạc Lululola, Mây Lang Thang…) được trang điểm bởi nhữn cánh hoa Đỗ Quyên Pháp xinh đẹp khắp các con đường của thành phố hoa thơ mộng.

Việc Đà Lạt được công nhận là thành phố di sản Âm nhạc là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa vẻ đẹp của hoa Đố Quyên Pháp và những âm thanh du dương vang vọng từ các buổi hòa nhạc, lễ hội âm nhạc trong không gian thanh bình của thành phố.

Điều này càng làm nổi bật lên giá trị của Đà Lạt như một thành phố văn hóa, nơi nghệ thuật, thiên nhiên, và lịch sử hòa quyện thành một dòng chảy mang giá trị trường tồn của nhân loại.

Tác phẩm Bonsai Đỗ Quyên Pháp “Cửu Phẩm Liên Hoa” 100 năm tuổi, do Nghệ Nhân
Dương Quý Sỹ tạo tác được Viện Sáng Tạo Độc Bản Việt Nam – Trung Ương Hội Kỷ Lục
Gia Việt Nam, Công nhận “Độc Bản Việt Nam” năm 2023.
Tác phẩm Bonsai Đỗ Quyên Pháp “Cửu Phẩm Liên Hoa” 100 năm tuổi, do Nghệ Nhân Dương Quý Sỹ tạo tác được Viện Sáng Tạo Độc Bản Việt Nam – Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam, Công nhận “Độc Bản Việt Nam” năm 2023.

Hoa Đỗ Quyên Pháp Đà Lạt – Vẻ Đẹp Trường Tồn và Giá trị Di sản

Hoa Đỗ Quyên Pháp, từ khi được mang tới Đà Lạt bởi Bác sĩ Alexandre Yersin và cộng sự , cùng với những người Pháp thời thuộc địa, đã trở thành một phần không thể thiếu của thành phố ngàn hoa này.

Với sự phát triển của Đà Lạt qua hơn một thế kỷ , những bông hoa Đỗ Quyên Pháp vẫn tiếp tục nở rộ, gợi nhớ về một lịch sử giàu truyền thống và văn hóa. Việc Đà Lạt được UNESCO công nhận là Thành phố Di sản Âm nhạc không chỉ là một sự công nhận về mặt nghệ thuật, mà còn là một lời khẳng định về giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc của thành phố này, trong đó hoa Đỗ Quyên Pháp đóng một vai trò không nhỏ vì hương sắc hoa luôn là lời thơ tiếng nhạc trong dòng chảy cảm xúc của con người phố núi mù sương.

Đà Lạt, chiều muộn ngày 8/8/2024. GS.TSKH. Dương Quý Sỹ

CHỨNG NHẬN ĐỘC BẢN

Chat zalo Gọi ngay